Đồng phục ngành công nghiệp cơ khí, hóa chất
Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù về ngành nghề sản xuất, kinh doanh riêng, do đó đồng phục cho nhân viên cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của ngành nghề đặc thù đó, từ chất liệu, màu sắc đến các chi tiết…
Chúng ta cùng tìm hiểu đồng phục của một số ngành nghề hiện nay ở nước ta để thấy sự đa dạng, biến tấu cũng như tính ứng dụng của loại trang phục này đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhé.
Đồng phục ngành công nghiệp cơ khí
Đồng phục của nhân viên khối ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi luôn phải có độ rộng rãi hơn so với các bộ đồng phục công sở thông thường để tạo được sự thoải mái tối đa cho người sử dụng trong quá trình làm việc, bên cạnh đó chất liệu để may đồng phục dạng này yêu cầu phải là các loại vải dày, thấm hút tốt nhưng không được gây khó chịu khi mặc, vải phải ít nhăn và không bị đổ lông, đồng thời dễ dàng bảo quản, phơi nhanh khô và lâu bị bạc màu.
Các loại vải thích hợp như: Vải kaki Nam Định, Kaki Thành Công… đều có đặc điểm chung là vải dày dặn, bền màu, không bị đổ lông khi mặc và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra còn có vải kaki 65/35 gồm 65% thành phần là sợi cotton và 35% là sợi PE có các đặc tính giống như vải cotton 65/35 hay vải kaki 35/65 gồm 35% sợi cotton và 65% sợi PE…Giá thành của các loại vải này dao động từ rẻ đến trung bình tùy vào từng loại vải, nhìn chung khá phù hợp đối với nguồn kinh phí của doanh nghiệp.
Màu sắc đồng phục: Được quy định theo màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp, thông thường có thể chọn các màu nhẹ nhàng như xanh dương, xám hoặc nổi bật như vàng, cam… giúp các nhân viên dễ dàng được nhận biết trong quá trình sản xuất .


Đồng phục doanh nghiệp các ngành hóa chất
Đặc trưng của các doanh nghiệp thuộc ngành này là thường xuyên phải làm việc trong môi trường chứa nhiều loại hóa chất độc hại và có nguy cơ nhiễm độc cao nên việc chọn may đồng phục cực kì được chú trọng, không những phải tạo được sự thoải mái cho nhân viên khi sử dụng mà còn phải có tác dụng bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng từ hóa chất và môi trường làm việc.
Đối với nhân viên làm trong ngành này, mặc đồng phục kiêm đồ bảo hộ là một trong những yêu cầu bắt buộc và với tần suất hàng ngày.
Các chất liệu vải được dùng để may đồng phục phải có hoặc được trang bị các tính năng để có thể chống chịu được với hóa chất hay nước như vải vinyl có khả năng chịu lực, chất vải dai, dẻo, bền, bề mặt vải được tráng 1 lớp cao su non giúp chống thấm và chống nước hiệu quả, dễ dàng trong giặt tẩy và bảo quản và quan trọng hơn nữa là giúp an toàn cho người sử dụng.


Ngoài quần áo bảo hộ, người lao động làm việc trong các ngành này còn được trang bị thêm các vật dụng cần thiết khác như mũ, găng tay, mặt nạ phòng độc để được bảo vệ một cách tối đa trong quá trình sản xuất.
Đồng phục ngành hóa chất yêu cầu phải vừa vặn để tránh các nguy cơ gây hại như đổ, vỡ, không sử dụng đồ ôm sát để đảm bảo sự thoải mái cho người mặc. Cuối mỗi ngày/ca làm việc, đồng phục cần được tẩy xạ để làm sạch các hóa chất còn lưu lại và an toàn cho các lần sử dụng tiếp theo.
Tham khảo thêm đồng phục ngành nghề khác:
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đồng phục được sử dụng trong một số ngành công nghiệp cơ khí, hóa chất. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kiến thức giúp ích cho quá trình may đồng phục của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Đồng Phục Sài Gòn nếu quý khách hàng muốn đặt may đồng phục nhé!