Ngành điện là một trong những ngành vất vả các để mang lại rủi ro nếu làm việc không cẩn thận và không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ. Trong đó quần áo bảo hộ là một trong những vật dụng thiết yếu của các kỹ sư cơ điện. Vì vậy, việc sản xuất quần áo bảo hộ cho kỹ sư cơ điện là điều rất quan trọng và cần thiết.
Đặc thù của nhân viên ngành điện.
Tưởng chừng như công việc của kỹ sư, công nhân điện đơn giản nhưng không phải vậy. Nhân viên thợ điện là một trong những người làm công việc vất vả, thậm chí là có những ảnh hưởng đến sức khoẻ, rủi ro đến tính mạng. Họ chính là những người triển khai, thi công các công trình hệ thống nguồn điện, cầu cống cấp thoát nước, hệ thống điều hòa không khí, thông gió tại các công trường, khu dân cư.
Leo trèo và làm việc với độ cao là điều mà công nhân, kỹ sư điện khó tránh khỏi. Việc quần đảo bị dính bẩn, cọ sát khí làm việc cũng thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, nếu không may họ có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu bị ngã từ độ cao xuống đất hoặc bị điện giật.
Không chỉ chịu tác động ảnh hưởng từ điều kiện môi trường làm việc, họ còn phải bỏ sức lao động trí óc để làm việc. Họ phải tính toán kỹ lưỡng xem quy trình thi công sửa chữa hệ thống như thế nào là hợp lý, đảm bảo an toàn và đẹp mắt. Chính vì những đặc trưng vất vả và nguy hiểm đó mà việc thiết kế, sản xuất quần áo bảo hộ lao động cho nhân viên ngành điện là vô cùng đáng lưu tâm.
Những lưu ý khi may, sản xuất quần áo bảo hộ cho nhân viên ngành điện.
Lựa chọn vải.
Với đặc thù công việc như vậy thì quần áo bảo hộ lao động của nhân viên ngành điện phải đáp ứng được tiêu chí về sự an toàn, độ bền, độ chắc chắn và dày dặn. Ngoài ra, chất liệu để sản xuất quần áo bảo hộ cho họ cũng cần đáp ứng đủ khắt năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
Hiện nay thị trường vải cung cấp đến các công ty, xưởng may hai loại vải để sản xuất quần áo bảo hộ lao động cho ngành điện là vải kaki tĩnh điện (vải cách điện) và various Pangrim Hàn Quốc. Đây là 2 loại vải tốt nhất đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn chất liệu vải may đồ bảo hộ cho ngành điện.
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thì phần lớn vải Pangrim được các doanh nghiệp ưa chuộng hơn vải kaki bởi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Vải Pangrim có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh hơn, chất vải cũng có độ mềm mịn hơn và không gây xù sau một thời gian sử dụng dài. Đồng thời, vải này cũng có độ bền màu tốt hơn và dễ dàng giặt, vệ sinh hơn kaki. Chính vì thế, giá thành sản xuất quần áo bảo hộ từ vải Pangrim cũng cao hơn so với kaki.
Kiểu dáng thiết kế.
Về kiểu dáng thì quần áo bảo hộ ngành điện được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ. Ngoài sự thoải mái thì quần áo của họ cũng phải đảm bảo sự gọn gàng và tiện dụng. Đa phần là gam màu đơn, sáng màu như màu vàng, màu cam hay màu xanh da trời.
Áo được thiết kế có 2 bao trước ngực để dắt viết hay đựng các đồ nhỏ gọn. Quần thường được thiết kế theo dạng quần hộp ống suông có 2 túi 2 sau mông để đựng đồ cá nhân và 2 túi trước đùi để đựng dụng cụ làm việc thường xuyên dùng đến.
Kết luận
Trên đây là những lưu ý khi sản xuất quần áo bảo hộ lao động ngành điện mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sau khi đọc những thì tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn, may, sản xuất quần áo bảo hộ cho nhân viên điện. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!!!!