Bạn đang có nhu cầu may áo thun đồng phục nhưng vẫn đang phân vân về chất liệu vải? Đừng lo lắng, Đồng Phục Sài Gòn sẽ đem đến những thông tin cần thiết cũng như ưu – nhược điểm của các loại vải thun may áo đồng phục đang phổ biến để bạn tham khảo và có thể đưa ra lựa chọn thích hợp nhất nhé!
Sự đa dạng của vải thun trên thị trường hiện tại phần nào đó đã gây ra sự khó khăn cho khách hàng khi lựa chọn, bởi chất liệu vải là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng áo. Hiểu được điều này, với bề dày kinh nghiệm của mình trong việc cung cấp áo thun đồng phục, chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích cụ thể về các loại vải thun rất được tin dùng qua bài viết dưới đây.
Vải thun dùng may áo đồng phục thường được phân loại theo 3 tiêu chí: sự co dãn, thành phần và bề mặt của vải.
Phân loại vải thun theo sự co dãn của vải
Vải thun 4 chiều
- Là một loại vải khi kéo dãn sẽ co dãn theo 4 hướng, theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.
- Đây là loại vải có độ co dãn cao nhất, mang đến cho người mặc sự thoải mái, dễ chịu ngay cả khi vui chơi hoặc vận động mạnh.
- Phù hợp với mọi form áo và dáng người, nên thường là sự lựa chọn hàng đầu khi may áo thun đồng phục.

Vải thun 2 chiều
- Khi được kéo dãn vải thun 2 chiều chỉ co dãn theo 2 hướng, thường sẽ là dọc theo chiều rộng của vải.
- So với vải thun 4 chiều thì độ co dãn của vải thun 2 chiều hạn chế hơn. Chính vì vậy, trong một số trường hợp sẽ khiến người mặc không được thoải mái.
- Phù hợp với dáng áo rộng, áo thể thao, không nên dùng cho dáng áo thun bó sát cơ thể.

Vải thun may áo đồng phục phân theo thành phần cotton
Thành phần chính của vải thun là sợi Cotton (có nguồn gốc từ thiên nhiên) và sợi PE (sợi Polyester được tạo ra từ phản ứng trùng hợp). Trong thành phần, tỉ lệ Cotton càng cao thì tính thấm hút càng mạnh, đem đến sự thoáng mát cho người sử dụng. Nhưng nhược điểm là vải mềm, rất dễ bị nhăn và không nhẵn mịn. Ngược lại, tỉ lệ PE cao thì vải rất bóng và mịn, tuy nhiên độ thấm hút mồ hôi sẽ bị giảm xuống và sẽ không thoải mái như khi sử dụng vải có thành phần Cotton cao.
Đây cũng là lý do mà người ta dựa vào tỉ lệ Cotton : PE trong thành phần chia vải thun thành 4 loại chính:
Vải thun 100% Cotton
- Thành phần hoàn toàn là sợi bông thiên nhiên.
- Ưu điểm: Mềm mịn, thân thiện với môi trường, tạo cảm giác dễ chịu khi mặc. Độ thấm hút mồ hôi và giảm nhiệt rất tốt. Thích hợp cho đồng phục của những hoạt động diễn ra ngoài trời và thời tiết nắng nóng.
- Nhược điểm: Rất dễ nhăn và mất form áo, trong quá trình giặt rất dễ xảy ra tình trạng co rút, vải kém bền và giá thành khá cao.

Vải thun CVC (65/35)
- Trong thành phần có 65% Cotton và 35% Polyester.
- Ưu điểm: Độ thấm hút mồ hôi khá tốt vì tỉ lệ của Cotton chiếm phần lớn. So với vải 100% Cotton thì ít nhăn hơn, form cứng cáp hơn, độ bền cũng cao hơn, giá thành phù hợp.
- Nhược điểm: Vì có sợi PE trong thành phần nên đôi lúc sẽ gây cho người mặc cảm giác không thoải mái.

Vải thun TC (35/65)
- Trong thành phần, tỉ lệ Cotton : Polyester là 35:65.
- Ưu điểm: Vải ít bị nhăn, đứng form, độ bền khá cao và giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Vì sợi PE chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần nên độ thấm hút kém, không nên sử dụng cho các công việc đòi hỏi sức lực, ra mồ hôi nhiều hoặc trong điều kiện thời tiết oi bức.

Vải thun 100% PE
Thành phần vải 100% là sợi PE.
- Thành phần là 100% sợi nhân tạo PE (tổng hợp từ Carbon và dầu mỏ).
- Ưu điểm: Vải gần như không bị nhăn, form áo cứng cáp, độ bền rất cao và có giá thành rẻ nhất trên thị trường.
- Nhược điểm: Mặc rất nóng, không hút ẩm khi ra mồ hôi sẽ làm người mặc có cảm giác rất khó chịu.

Phân loại áo thun theo bề mặt vải
Dựa theo tiêu chí này thì vải thun được phân thành rất nhiều loại, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại vải tiêu biểu dưới đây:
Vải thun trơn
Là loại vải có nguồn gốc từ sợi bông, thành phẩm hoàn toàn không có các chi tiết khác mà chỉ là vải đơn sắc. Bề mặt vải láng mịn, rất phổ biến trên thị trường hiện tại. Thường được lựa chọn để may nhiều kiểu dáng áo thun khác nhau như: áo cổ tròn, áo cổ tim, áo cổ trụ v.v.

Vải thun cá sấu
Là loại vải bắt nguồn từ hãng thời trang Lacoste, được dệt theo phương pháp thông thường bởi sự đan xen của các sợi ngang và dọc, mắt vải to hơn các loại vải thun khác. Loại vải này thường được sử dụng để may quần áo thể thao và áo thun cổ trụ. Nên lựa chọn vải thun cá sấu 100% Cotton vì đây được xem là loại vải tốt nhất.

Vải thun cá mập
Vải thun cá mập có cách dệt tương tự vải thun cá sấu, nhưng vải cứng cáp hơn và có khả năng thấm hút tốt hơn. Thun cá mập khi lên dáng tạo sự trang nhã, thanh lịch và mặc khá dễ chịu. Nhưng vì chỉ co dãn 2 chiều nên vải thun cá mập chỉ thích hợp may áo thun thời trang hay áo đồng phục cho nam giới.

Vải thun lạnh
Loại vải này tương đối mỏng và nhẹ, được tạo thành từ ba loại sợi khác nhau. Tuy không thấm hút mồ hôi hiệu quả nhưng rất nhanh khô, độ bền cao, còn có tính thẩm mỹ. Là loại vải được dùng rất phổ biến, thường là chất liệu may áo polo đồng phục, áo thun thể thao, áo khoác v.v.

Vải thun mè
Vải thun mè được dệt bằng phương pháp đặc biệt, trên bề mặt xuất hiện những lỗ nhỏ như hạt mè. Thành phần chính là sợi PE, rất ít nhăn dù bị vò mạnh, hơn nữa còn giữ form tốt và rất bền, khả năng khử mùi tốt nhưng tính hút ẩm khá kém. Thường được chọn để may áo thun đồng phục cho nhân viên, áo thể thao v.v

Vải thun da cá
Là loại vải được tạo thành bởi các sợi đan chéo, khá dày dặn. Bề mặt vải giống như da cá thường được may phía trong, còn phía ngoài là bề mặt láng mịn. Vải thun da cá có giá thành khá hợp lý, thường được chọn may áo thun thể thao, áo polo v.v.

Vải thun cát
Thành phần của vải thun cát có chứa khoảng 90 – 92% sợi Poly và 8 – 10% sợi Spandex, mềm mại và không xù lông trong quá trình sử dụng. Vải co dãn 4 chiều, dệt bằng công nghệ Hàn Quốc, mang tính thẩm mỹ cao vì vậy rất thích hợp cho các kiểu dáng đầm, váy ôm sát cơ thể.

Kết luận
Trên đây, Đồng Phục Sài Gòn đã giới thiệu cho bạn các loại vải thun may áo đồng phục. Chắc hẳn bạn đã chọn được loại vải cho riêng mình rồi đúng không. Nếu bạn muốn may đồng phục thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.